A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phong trào thi đua và điển hình tiên tiến 05 năm (2010-2015) của Ngành Tư pháp Thái Bình

Trong những năm qua phong trào thi đua của ngành Tư pháp Thái Bình đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức cũng như đổi mới nội dung, hình thức hoạt động. Việc chỉ đạo triển khai công tác thi đua khen thưởng đã được lãnh đạo Sở, các đơn vị quan tâm coi trọng. Các phong trào thi đua đã phát huy có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngành, động viên khuyến khích cán bộ, công chức và những tập thể, cá nhân hăng hái thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Công tác khen thưởng bảo đảm đúng tiêu chuẩn, đối tượng, hình thức đối với tập thể, cá nhân góp phần tích cực động viên, thúc đẩy phong trào thi đua.

 

Từ nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác dụng của công tác thi đua khen thưởng, hàng năm cùng với triển khai công tác chuyên môn, Sở đã phát động, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua với các chủ đề hàng năm như: Năm 2010 "Cán bộ, công chức ngành Tư pháp phát huy đoàn kết, xiết chặt kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, nỗ lực đổi mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2010”; năm 2011 "Cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp: Trung thành, đoàn kết, tận tuỵ, sáng tạo, kỷ cương, trách nhiệm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao"; năm 2012 "Toàn ngành Tư pháp ra sức thi đua về đích sớm các nhiệm vụ được giao"; năm 2013 “Toàn ngành Tư pháp tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức cán bộ, đổi mới lề lối làm việc, đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao”; năm 2014 “Toàn ngành Tư pháp đồng thuận, vượt khó, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao” và năm 2015 “Đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, trách nhiệm thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị năm 2015, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Ngành Tư pháp (28/8/1945 – 28/8/2015) và Đại hội thi đua yêu nước Ngành Tư pháp lần thứ IV”. Kết hợp chặt chẽ phong trào thi đua thường xuyên với các phong trào thi đua theo chuyên đề “Ngành Tư pháp chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Cán bộ Tư pháp tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Đặc biệt từ năm 2013, một trong những điểm nổi bật của phong trào thi đua là tiếp tục thực hiện các hoạt động của ngành phục vụ tích cực sự nghiệp xây dựng nông thôn mới một cách thiết thực, hiệu quả. Các đơn vị thuộc Sở, Phòng Tư pháp các huyện, thành phố đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Cơ quan Sở và các đơn vị thuộc Sở phối hợp với mỗi Phòng Tư pháp liên kết với 15 xã để có kế hoạch ưu tiên, đầu tư, giúp đỡ, gắn việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Năm 2014, Sở ban hành Kế hoạch về hoạt động hướng tới tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống Ngành Tư pháp Việt Nam và Đại hội thi đua yêu nước Ngành Tư pháp lần thứ IV; Đại hội thi đua và Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ VI.  
Năm 2014, Công đoàn Sở tổ chức tổng kết cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “trung thành, sáng tạo, tận tụy và gương mẫu” ở cơ quan Sở Tư pháp. Qua 15 năm triển khai thực hiện cuộc vận động đã đạt nhiều kết quả thiết thực. Đây thực sự là cuộc vận động có ý nghĩa và tác dụng để người CBCCVC tự rèn luyện mình. Cuộc vận động đã góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, tinh thần sáng tạo, nâng cao năng lực công tác cũng như tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ CBCCVC trong cơ quan.
Thực hiện tốt công tác tham mưu giúp Tỉnh uỷ, UBNDtỉnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp ngày càng đạt hiệu quả, phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, xây dựng và phát triển ngành Tư pháp ngày càng lớn mạnh. Một số việc trọng tâm như tiếp tục triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền. Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/5/2005 của Bộ Chính trị "Về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020". Ngành Tư pháp đã xây dựng kế hoạch công tác cải cách tư pháp của ngành để triển khai thực hiện các văn bản trên kịp thời.
Sở đã tham mưu để UBND tỉnh phê duyệt một số đề án phát triển ngành như: Đề án Quy hoạch và phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Thái Bình; Đề án Quy hoạch và phát triển tổ chức Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Thái Bình đến năm 2015; Đề án Thành lập các tổ chức giám định tư pháp; Đề án Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy ngành Tư pháp theo Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV; Đề án Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2020; triển khai thực hiện Quyết định số 258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”.  
Công tác tham gia xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản luôn là một nhiệm vụ quan trọng của ngành tập trung chỉ đạo thực hiện tốt và ngày càng đạt hiệu quả, thể hiện vai trò là người “gác cổng” trong việc giúp UBND các cấp trong ban hành văn bản bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất đồng bộ và tính khả thi của văn bản và đưa công tác này đi vào nền nếp theo quy định của pháp luật.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được củng cố, tăng cường, đổi mới phương thức hoạt động tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin; bảo đảm thông tin pháp luật gắn với thông tin chung của Đảng, Nhà nước. Nội dung đi vào trọng tâm, trọng điểm phù hợp với yêu cầu của các đối tượng và từng địa bàn. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được đổi mới và đi vào chiều sâu, đã lồng ghép với các hình thức sinh hoạt văn hoá, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, hoạt động hoà giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, giáo dục pháp luật trong nhà trường... tham mưu cho Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị số 04-CT/TU ngày 08/8/2011 về "Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tình hình mới" theo tinh thần Chỉ thị 32-CT/TW và nhiều văn bản chỉ đạo khác.
Năm 2011 là năm toàn ngành đã tích cực tập trung tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIII và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Năm 2013, ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là cơ quan đầu mối trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân tham gia sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Năm 2014 năm đầu tiên triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, Ngành Tư pháp đã tham mưu giúp Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành Thông tri, Kế hoạch về quán triệt, tuyên truyền, triển khai thi hành Hiến pháp kịp thời.
Trong 5 năm qua, hàng trăm văn bản pháp luật quan trọng đã được đi vào cuộc sống. Trong đó, tập trung vào những văn bản có liên quan nhiều đến đời sống nhân dân, liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, chủ quyền biên giới quốc gia, các chế độ, chính sách đối với người có công, người nghèo và đặc biệt tập trung chỉ đạo tuyên truyền theo 7 Đề án theo Quyết định số 1133/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức triển khai thực hiện "Ngày Pháp luật" tại các cơ quan, đơn vị và địa phương trên địa bàn tỉnh. 
Công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) là một nhiệm vụ mới của ngành chuyển từ Văn phòng UBND tỉnh về Sở Tư pháp quản lý từ 01/7/2013. Sở tham mưu UBND tỉnh thiết lập hệ thống cán bộ đầu mối thực hiện công tác kiểm soát TTHC tại các đơn vị với tổng số 344 cán bộ; trong đó có 6 cán bộ của tỉnh, 36 cán bộ tại các sở, ngành, 16 cán bộ tại UBND các huyện, thành phố, 286 cán bộ tại các xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC. Kiểm soát chất lượng, trình UBND tỉnh công bố TTHC các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã. Cập nhật kịp thời vào cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.
Công tác Hành chính tư pháp đã thực hiện tốt nhiệm vụ công tác hộ tịch, chứng thực ở cấp huyện, cấp xã bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Thực hiện công khai về trình tự, thủ tục, lệ phí, tạo điều kiện thuận lợi, không gây sách nhiễu, phiền hà đối với người dân, tổ chức đến quan hệ giao dịch, đáp ứng cơ bản yêu cầu về chất lượng và thời gian công việc.
Công tác Trợ giúp pháp lý được triển khai tích cực, có bước chuyển mạnh về chất và ngày càng đi vào chiều sâu, đóng góp tích cực vào Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, được nhân dân ủng hộ, cấp uỷ, chính quyền ghi nhận.  
Công tác quản lý nhà nước các hoạt động bổ trợ tư pháp như luật sư, công chứng, bán đấu giá tài sản được tăng cường, từng bước chuyển đổi sang hướng xã hội hoá theo quy định. Kết hợp chặt chẽ công tác quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của các tổ chức, bảo đảm hiệu quả hoạt động.   
Các mặt công tác khác được quan tâm thực hiện. Sở Tư pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, thực hiện cơ chế một cửa ở một số lĩnh vực như hộ tịch, cấp phiếu lý lịch tư pháp, quốc tịch. Các đơn vị trong ngành thực hiện việc quản lý văn bản, trao đổi thông tin, điều hành và tác nghiệp qua hệ thống Mạng Văn phòng điện tử liên thông.
Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng được chú trọng thực hiện và đạt kết quả thiết thực. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan. Không có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật phải xử lý.
Trong 5 năm, các tập thể, cá nhân đã được các cấp khen thưởng: 4 Huân chương Lao động hạng Ba, 5 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Tư pháp, 44 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, UBND tỉnh Thái Bình. Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh 9 cá nhân; Chiến sỹ thi đua Bộ Tư pháp 02 cá nhân; 87 lượt cá nhân được công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở; Tập thể lao động xuất sắc cho 12 lượt tập thể;Giám đốc Sở Tư pháp đã tặng 264 giấy khen cho 91 tập thể và 173 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tư pháp hàng năm. Kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống, Ngành Tư pháp đã đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp trình Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng nhì cho Sở Tư pháp.
Tổng kết 5 năm phong trào thi đua yêu nước và biểu dương các điển hình tiến tiến đã có hàng trăm tập thể, cá nhân được biểu dương. Giám đốc Sở đã có quyết định công nhận 3 tập thể và 26 cá nhân là điển hình tiến tiến 5 năm (2010-2015); đề nghị Bộ Tư pháp công nhận điển hình tiên tiến cho 01 cá nhân và 01 tập thể. Đây thực sự là những tấm gương tiêu biểu, những bông hoa đẹp trong vườn hoa chung của ngành Tư pháp Thái Bình ở tất cả các lĩnh vực công tác tư pháp, ở các cấp, các đơn vị.                                            
Ngọc Dậu   

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào?
Thống kê truy cập
Hôm nay : 189
Hôm qua : 2.508
Tháng 10 : 33.908
Năm 2024 : 1.013.078