Thái Bình: Ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 – 2022” năm 2021
Ngày 13/5/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 69 /KH-UBND thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 – 2022” năm 2021 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, trong thời gian từ quý II đến hết năm 2021, Kế hoạch sẽ tập trung thực hiện 04 nhiệm vụ sau:
1. In ấn Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tập huấn kỹ năng hòa giải ở cơ sở do Bộ Tư pháp chủ trì biên soạn (thực hiện ngay sau khi Bộ Tư pháp phát hành Bộ tài liệu).
2. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh, huyện về phương pháp bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ năng hòa giải ở cơ sở
3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở:
- Đăng tải các tài liệu, tin bài, ấn phẩm về công tác hòa giải ở cơ sở và các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng, các ấn phẩm khác về hòa giải ở cơ sở trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các phương tiện phát thanh, truyền hình.
- Tiếp nhận, hướng dẫn giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện hòa giải ở cơ sở, nhất là các vụ việc khó, phức tạp.
4. Thực hiện chỉ đạo điểm.
- Sở Tư pháp căn cứ tình hình và đặc thù của địa phương lựa chọn 01-02 xã để thực hiện chỉ đạo điểm. Hoạt động chỉ đạo điểm tập trung vào các nội dung sau đây:
+ Rà soát, đánh giá năng lực, trình độcủa đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở; củng cố, kiện toàn tổ hòa giải, hòa giải viên.
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ cho hòa giải viên: tổ chức các lớp tập huấn, cấp phát tài liệu; tổ chức các diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệmcho hòa giải viên ở các xã tại thực hiện chỉ đạo điểm.
+ Các hoạt động khác phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
+ Hướng dẫn, tạo điều kiện cho đội ngũ luật gia, luật sư, người đang và đã từng là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, thẩm tra viên trong cơ quan tiến hành tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn đang thường trú ở cơ sở tham gia làm hòa giải viên hoặc hỗ trợ pháp lý cho tổ hòa giải ở cơ sở; hỗ trợ tài liệu, tư vấn, tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho tổ hòa giải, hòa giải viên ở cơ sở.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế và đặc thù của địa phương, chủ động lựa chọn một số đơn vị cấp xã để thực hiện chỉ đạo điểm. Các hoạt động chỉ đạo điểm gồm:
+ Tập huấn, cấp phát tài liệu…cho hòa giải viên; hỗ trợ nguồn lực thực hiện hòa giải các vụ việc phức tạp, tranh chấp giá trị tài sản lớn, tranh chấp đất đai.
+ Hỗ trợ, huy động nguồn lực xã hội nhằm nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên.
+ Các hoạt động khác phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trên.
Hạnh Nga